Động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng, Đại Cồ Việt (阮 有 家 族 譜)

Bổn phận gánh vác bảo tồn Phả Gia.

- Mọi ý kiến đóng góp nhằm xây dựng phả gia xin liên hệ trực tiếp: CÔNG TY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG ĐÔNG NAM Á, ĐTDĐ: 0949 959 389 - 0938 568 788 - 0916 569 788 - 0916 869 788 Nguyên Chủ Tịch HĐQT, Chủ Tịch HĐTS TỘC NGUYỄN HỮU GIA VIỄN - NINH BÌNH, Nguyên Ủy Viên Thường Trực Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc Toàn Quốc - Nguyễn Hữu Nam, Tức Bảo Nam

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2010

Cửu huyền - Cửu tộc: 九玄 - 九族

Cửu: Chín, thứ chín. Huyền: cháu 4 đời gọi là Huyền tôn, nên chữ Huyền ở đây có nghĩa là đời. Tộc: họ.
Cửu huyền là bà con chín đời. Cửu tộc là chín họ.
"Xưng hô Cửu huyền là kể từ Cao Tổ nhỏ giọt xuống đến cháu Huyền tôn là 9 đời, nên gọi Cửu huyền.
Xưng hô Cửu tộc là kể từ Cao Tổ đến thích thuộc Huyền tôn gọi rằng dòng dõi 9 đời.
Giải rõ ý nghĩa chữ Cửu huyền là xưng hô cháu 9 đời, còn chữ Cửu tộc là xưng hô dòng họ 9 đời.
Hai cái danh từ ấy vẫn liên quan mật thiết, chung chịu một hệ thống từ Cao Tổ dẫn đến cháu, chắt, chít, 9 đời vậy.
Hễ xưng hô Cửu huyền thì liên hệ đến Cửu tộc, còn xưng hô Cửu tộc thì liên hệ đến Cửu huyền.
Vậy thì cái danh từ Cửu huyền với Cửu tộc, tuy đặc biệt chớ kỳ trung vẫn có một nguyên lý mà thôi."
Do đó nói rằng: "Bổn thị Cửu tộc, Hệ thống Cửu huyền."
Tổ chức Tộc đã có từ thời Thượng cổ, nhưng thời đó chưa có sự kết hợp vợ chồng, con không biết cha, nên lấy Mẫu hệ làm căn bản. Mãi đến thời vua Nghiêu, vua Thuấn, mới tổ chức vợ chồng nên bỏ Mẫu hệ và chuyển qua Phụ hệ.
Lúc đó, con theo họ cha. Người cùng họ càng ngày càng đông, dòng máu càng ngày càng sơ, lại ở xa cách nhau nên mới đặt ra chế độ Tông pháp, để đoàn kết tập hợp lại những người cùng trong họ.
Tông pháp đặt ra Cửu Tộc, căn cứ ở dòng huyết tộc, lấy xa gần làm bà con thân sơ.
Theo Tộc chế đời nhà Châu, Cửu Tộc là 9 hạng người có liên hệ thân thuộc với bản thân mình, kể ra như sau:
    1. Những người trong Ngũ phục thuộc họ cha.
    2. Cô và con cô.
    3. Chị em gái và con của chị em gái.
    4. Con gái và con của con gái.
      (Bốn hạng người trên thuộc Tộc của cha)
    5. Cha của mẹ: Ông ngoại.
    6. Mẹ của mẹ: Bà ngoại.
    7. Chị em gái của mẹ: Dì.
      (Ba hạng người nầy thuộc Tộc của mẹ)
    8. Cha vợ.
    9. Mẹ vợ.
      (Hai hạng người nầy thuộc Tộc của vợ)
Ðến thời nhà Tần, nhà Hán, Cửu Tộc đổi lại, lấy y theo thời vua Nghiêu vua Thuấn, tức là lấy người trong họ của cha, bà con trực hệ làm căn bản, từ bản thân suy lên 4 đời, và từ bản thân lấy xuống 4 đời, tổng cộng là 9 đời, kể ra sau đây:
1. Cao Tổ : Ông Sơ.
2. Tằng Tổ : Ông Cố.
3. Tổ Phụ : Ông Nội.
4. Phụ : Cha.
5. Bản thân.    
6. Tử : Con trai.
7. Tôn : Cháu nội.
8. Tằng tôn : Chắt (Cháu cố)
9. Huyền tôn : Chít hay Chút (Cháu sơ).
Theo Hán Việt Từ Ðiển của Ðào Duy Anh, trang 149, Cửu Tộc được giải thích làm hai phần: Trực hệ và Bàng hệ, chép ra như sau:
Cửu tộc: Chín họ.
- Lấy người trong họ Cha làm hạn thì gồm bà con Trực hệ do Bản thân suy lên đến Cao Tổ 4 đời, dưới suy đến Huyền tôn 4 đời.
- Bà con Bàng hệ thì từ Bản thân suy ngang ra đến Anh em ba từng, kiêm cả nội ngoại thì gồm: - Ông ngoại. - Bà ngoại. - Con dì. - Cha vợ. - Mẹ vợ. - Con cô. - Con chị em gái. - Cháu ngoại. - Cùng Bản thân mình.
KKCÐTTT: Giọt lụy của Cửu huyền dầu đổ,
Chớ đau lòng thuận nợ trầm luân.
Theo câu kinh nầy, chúng ta phải hiểu Cửu huyền ở đây là bà con chín họ, nhưng những người bà con nầy còn sống, nên mới khóc than cho cái chết của người thân yêu.
Cửu huyền là chỉ những người bà con trong chín họ, nói chung như vậy, để chỉ những người bà con thân thiết của người chết, không nhất thiết phải là Trực hệ hay là Bàng hệ.
Phối hợp Trực hệ và Bàng hệ, những người bà con thân thiết trong 9 họ có thể kể ra như sau:
    1. Cha ruột.
    2. Mẹ ruột.
    3. Cha vợ (hay Cha chồng)
    4. Mẹ vợ (hay Mẹ chồng)
    5. Vợ (hoặc Chồng) của Bản thân.
    6. Anh chị ruột.
    7. Em ruột trai hay gái.
    8. Con .
    9. Cháu.
Xét như trên, vấn đề Cửu huyền và Cửu tộc không phải chỉ có một cách giải thích, mà sự giải thích của chúng ta tùy theo thế nào cho thích đáng với mỗi trường hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét