Động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng, Đại Cồ Việt (阮 有 家 族 譜)

Bổn phận gánh vác bảo tồn Phả Gia.

- Mọi ý kiến đóng góp nhằm xây dựng phả gia xin liên hệ trực tiếp: CÔNG TY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG ĐÔNG NAM Á, ĐTDĐ: 0949 959 389 - 0938 568 788 - 0916 569 788 - 0916 869 788 Nguyên Chủ Tịch HĐQT, Chủ Tịch HĐTS TỘC NGUYỄN HỮU GIA VIỄN - NINH BÌNH, Nguyên Ủy Viên Thường Trực Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc Toàn Quốc - Nguyễn Hữu Nam, Tức Bảo Nam

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2010

Tam Hoàng - Ngũ Đế: 三皇 - 五帝

Tam: Ba, số 3, thứ ba. Hoàng: vua. Ngũ: năm. Đế: vua.
Người Tàu cho rằng, khởi thủy của lịch sử nước Trung hoa bắt đầu từ Tam Hoàng và Ngũ Đế.
Tam Hoàng là ba vị vua đầu tiên của nước Tàu.
Ngũ Đế là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung hoa, đưa dân tộc nầy thoát khỏi tình trạng ăn lông ở lỗ, biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết.
Đó là thời kỳ sơ khai tối cổ của nước Tàu, văn minh chưa có hay mới bắt đầu có nhưng rất thô sơ, dân chúng rất thưa thớt, sống từng nhóm nhỏ theo lối du mục, không có dấu tích gì còn sót lại, nên người đời sau rất khó nghiên cứu để biết rõ các triều đại tối cổ nầy.
Những từ ngữ: Tam Hoàng, Ngũ Đế, và hiệu của các vị vua, do người đời sau đặt ra để hệ thống hóa các tư liệu về cổ sử. Còn Đế hiệu thì lấy tên đất mà đặt ra, gọi là Địa hiệu, hoặc lấy công đức đối với dân mà đặt ra, gọi là Đức hiệu.
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử nước Tàu thời tối cổ, viết sách lưu lại, vẫn chưa thống nhứt với nhau về Tam Hoàng là những vị vua nào, và Ngũ Đế gồm những vị vua nào. Có nhiều thuyết đưa ra nêu trong các sách, đôi khi lại trái ngược nhau, khiến người sau nghiên cứu, không biết đâu là sự thật.
Sau đây xin trình bày về Tam Hoàng và Ngũ Đế theo hai quyển sách:
    • Tam Hoàng Thiên Kinh,
    • Thượng Thư Đại truyện và Ngũ Đế Bản Kỷ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét