Động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng, Đại Cồ Việt (阮 有 家 族 譜)

Bổn phận gánh vác bảo tồn Phả Gia.

- Mọi ý kiến đóng góp nhằm xây dựng phả gia xin liên hệ trực tiếp: CÔNG TY TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG ĐÔNG NAM Á, ĐTDĐ: 0949 959 389 - 0938 568 788 - 0916 569 788 - 0916 869 788 Nguyên Chủ Tịch HĐQT, Chủ Tịch HĐTS TỘC NGUYỄN HỮU GIA VIỄN - NINH BÌNH, Nguyên Ủy Viên Thường Trực Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc Toàn Quốc - Nguyễn Hữu Nam, Tức Bảo Nam

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2010

I. Theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh:

Phần đầu của sách nầy giải thích về sự tạo dựng Trời Đất và loài người, tóm lược sau đây:

Ban đầu Trời Đất là một khối Hỗn mang như quả trứng gà, ông Bàn Cổ được sanh ra trong ấy. Mười tám ngàn năm sau, Trời Đất mới khai tịch, khí Dương thanh nhẹ bay lên thành Trời, khí Âm nặng đục hạ xuống thành Đất. Bàn Cổ ở trong ấy, một ngày biến đổi 9 lần, Trời mỗi ngày cao thêm một trượng, Đất mỗi ngày dày thêm một trượng, Bàn Cổ mỗi ngày lớn một trượng, v.v....

Bàn Cổ sanh ra nhơn loại, và là vị vua đầu tiên của nhơn loại, nên gọi Ngài là Thiên Hoàng.

Nối tiếp Thiên Hoàng là Địa Hoàng và Nhơn Hoàng.

Hợp chung ba vị vua lại gọi là Tam Hoàng.

Thiên Hoàng là Bàn Cổ, mà Bàn Cổ chính là Đấng Thái Thượng Đạo Quân, nên trong Kinh Tiên Giáo có câu:

"Khai Thiên, Địa, nhơn, vật chi tiên."
"Cửu Hoàng Tỹ Tổ."

Nối tiếp Tam Hoàng là Tam Vương. Tam Vương gồm:

- Ngũ Long, - Hữu Sào, - Toại Nhân.

Nối tiếp Tam Vương là Ngũ Đế. Ngũ Đế gồm:

- Phục Hy, - Thần Nông, - Hoàng Đế,
- Đường Nghiêu, - Ngu Thuấn.

Vậy theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh thì:


* TAM HOÀNG gồm: Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhơn Hoàng.
* TAM VƯƠNG gồm: Ngũ Long, Hữu Sào, Toại Nhân.
* NGŨ ĐẾ gồm: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét